Tăng sáng mây đại dương
Tăng sáng mây đại dương

Tăng sáng mây đại dương

Tăng sáng mây đại dương là một kỹ thuật quản lý bức xạ mặt trời, được đề xuất để làm cho những đám mây sáng hơn, phản xạ tốt hơn bức xạ Mặt Trời trở lại không gian, làm Trái Đất mát hơn, bù đắp lại sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Đây là một trong các phương pháp quản lý bức xạ mặt trời được cho là có tính khả thi cao, có tác động khí hậu đáng kể, và có tiềm năng đảo ngược sự nóng lên toàn cầu.[1][2] Mục tiêu của giải pháp kỹ thuật này là tăng suất phản chiếu của Trái Đất, kết hợp với giảm phát thải khí nhà kính, loại bỏ cacbon điôxít và các phương án thích ứng với biến đổi môi trường, để làm giảm biến đổi khí hậu và rủi ro của nó đối với con người và môi trường. Nếu được thực hiện, hiệu quả làm mát dự kiến sẽ được cảm nhận nhanh chóng, và hiệu quả làm mát này cũng có thể được điều khiển để dừng lại, nếu cần thiết, trong thời gian ngắn.[2] Tuy nhiên, vẫn có các rào cản về công nghệ và chính trị,[3] khi áp dụng kỹ thuật này ở quy mô lớn trên các đại dương. Ngoài ra, việc chủ ý làm thay đổi các hệ thống khí hậu phức tạp cũng luôn tiềm ẩn các rủi ro.[4][5][6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tăng sáng mây đại dương http://www.ericvanhooydonk.be/media/54f3185ce9304.... http://oceanrep.geomar.de/5437/1/2006GL028139.pdf http://publications.iass-potsdam.de/pubman/item/es... http://adsabs.harvard.edu/abs/1974AtmEn...8.1251T http://adsabs.harvard.edu/abs/1990Natur.347..339L http://adsabs.harvard.edu/abs/1994JAtS...51.1823M http://adsabs.harvard.edu/abs/2000JAtS...57.2570H http://adsabs.harvard.edu/abs/2002AtScL...3...52L http://adsabs.harvard.edu/abs/2006AtmRe..82..328B http://adsabs.harvard.edu/abs/2007GeoRL..34.5710W